Những chiếc đồng hồ hàng hiệu thường có mức giá cao hơn so với những loại đồng hồ thông thường. Điều này có thể được giải thích bởi chất lượng vượt trội, uy tín của thương hiệu, công nghệ tiên tiến và sự tinh tế trong thiết kế. Bên cạnh đó, sức mạnh thương hiệu và hình ảnh đồng hồ hàng hiệu cũng góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm. Điều này làm cho việc sở hữu một chiếc đồng hồ hàng hiệu trở thành biểu tượng của đẳng cấp và thể hiện sự thành đạt của chủ sở hữu.
Nhiều khi bạn tự hỏi tại sao những mẫu đồng hồ hàng hiệu nhỏ bé vậy mà lại có mức giá ngang với nhũng chiếc ô tô, siêu xe? Và nếu bạn có biết về đồng hồ, thì tại sao những mẫu đồng hồ pin có độ chính xác cao hơn, ổn định hơn nhưng lại có mức giá bình dân hơn rất nhiều so với đồng hồ cơ hàng hiệu Thụy Sĩ.
Đồng Hồ Omega Speedmaster'57 331.10.42.51.01.001
Đồng hồ đeo tay là một ngành hàng rất đặc biệt, là một sản phẩm đo thời gian nên mặt hàng này được đong đếm giá trị cùng với thời gian (tuổi đời thương hiệu, tay nghề lâu đời, thời gian trau chuốt sản phẩm), cũng như đây là mặt hàng trang sức để chứng tỏ đẳng cấp nên có rất nhiều yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá cả như vật liệu, kĩ thuật, độ hiếm có trên thị trường. Trong bài viết này SHOPDONGHO.com giải thích rõ 6 lý do tại sao đồng hồ hàng hiệu lại mắc tiền đến như vậy.
Đẳng cấp và giá trị thương hiệu
Khi bạn mua một chiếc đồng hồ hàng hiệu, bạn đang mua thêm phần giá trị thương hiệu, vốn là một biểu tượng của sự xa xỉ, chứ không đơn thuần chỉ là mua một sản phẩm chỉ thời gian.
Đồng hồ hàng hiệu, hiểu một cách chung chung, là những sản phẩm có thương hiệu, đắt tiền, được sản xuất với một số lượng nhỏ, chỉ nhằm phục vụ một tầng lớp xã hội nhất định nào đó, và tầng lớp này phải là người có hiểu biết, có văn hóa và thu nhập cao. Họ thuộc tầng lớp thượng lưu, có ảnh hưởng và phong cách sống riêng.
Ví dụ như có rất nhiều nhũng thương hiệu đồng hồ nồi tiếng vốn dĩ được sinh ra để phục vụ, cung cấp sản phẩm đo thời gian cho vua chúa, giới quí tộc quyền lực như Breguet, Cartier, Patek Philippe,… nên dĩ nhiên đẳng cấp và giá trị của nhũng thương hiệu này rất cao.
Thương hiệu Patek Philippe thường chỉ phục vụ giới quan chức quyền lực
Nói như thế, không phải là không hội tụ đầy đủ những yếu tố trên thì không được phép mua. Hàng hiệu, ai mua cũng được nhưng sẽ rất lãng phí nếu người mua không hiểu được giá trị thương hiệu vô hình của nó, không hiểu được tại sao nó đắt, cũng biết cách sử dụng, trân trọng sản phẩm này. Nếu bị thuyết phục mua một món hàng hiệu nào đó với mức giá cả bình thường, thậm chí xuống mức bình dân nữa, bạn đừng tin đó là hàng hiệu xịn vì đó là hàng nhái đấy, bởi không một thương hiệu cao cấp nào lại tự hạ thấp các sản phẩm đồng hồ chất lượng cao và uy tín lừng lẫy của thương hiệu mình xuống các mức giá thấp.
Nhưng nếu nói giá trị thương hiệu hoàn toàn vô giá, không có ích trong sử dụng cũng không đúng. Giá trị thương hiệu, có thể được hiểu, bao gồm tất cả các chi phí để xây dựng thương hiệu. Đây là một yếu tố quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua. Điều này không chỉ dành cho các thương hiệu đồng hồ cao cấp mà là toàn bộ ngành công nghiệp xa xỉ. Cách bạn vận hành một thương hiệu xa xỉ hàng hiệu khá khác với cách bạn vận hành một doanh nghiệp thông thường.
Thực tế là thương hiệu xa xỉ không tập trung vào việc bán nhiều nhất có thể và sản xuất nhiều nhất có thể, nhưng thay vào đó, bạn cũng tập trung vào việc xây dựng thương hiệu của mình và làm cho nó độc quyền hơn, bởi vì nếu bạn là một thương hiệu xa xỉ nhưng không có danh tiếng thực sự, bạn chỉ là một thương hiệu có giá cao, không một khách hàng nào dám bỏ tiền lớn cho một thương hiệu không có danh tiếng.
Như hiệu Tag Heuer bỏ ra vài trăm ngàn đô hàng năm để năn nỉ Tiger Wood dùng miễn phí sản phẩm đồng hồ của mình. Cũng chính nhãn hiệu này bỏ ra hàng triệu đô để tài trợ cho các giải golf thế giới, khiến tên tuổi thương hiệu này dần dần xác định vị trí trong thị trường Thế giới.
Nam tài tử Quách Phú Thành là đại sứ thương hiệu Longines tại thị trường Châu Á
Hai đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của các thương hiệu đồng hồ cao cấp là tính độc quyền và danh tiếng về chất lượng. Mọi người mua sản phẩm xa xỉ vì thương hiệu, nhưng họ sẵn sàng trả nhiều hơn vì nghĩ rằng họ nhận được giá trị lớn đồng tiền – là bao gồm cả chất lượng, uy tín, danh tiếng và đẳng cấp mà thương hiệu mang lại cho họ nữa.
Đối với nhiều người, một chiếc đồng hồ sang trọng là biểu tượng của sự thành đạt, và do đó, mục tiêu một ngày nào đó của nhiều người là sở hữu một chiếc đồng hồ đẹp đẽ, sang trọng. Sự khao khát và mức danh tiếng tăng, dẫn đến nhu cầu tăng và giá cũng cao hơn, đây là cách vận hành của một thương hiệu đồng hồ cao cấp.
Công trình nghiên cứu cải tiến và tính độc quyền kĩ thuật – công nghệ
Chế tác đồng hồ là một ngành công nghiệp có tính cạnh tranh rất cao, với lịch sử đã trải qua cả hai, ba thế kỷ, việc liên tục cải tiến và phát triển kỹ nghệ đồng hồ là hết sức cần thiết để vượt lên trên các đối thủ, tạo nên danh tiếng thương hiệu và tồn tại lâu dài trong ngành nghề này.
Các thương hiệu sẽ đầu tư một lượng lớn thời gian và nguồn lực đáng kể để thiết kế, thử nghiệm và hoàn thiện đồng hồ của họ trước khi chúng ra mắt công chúng. (Ví dụ: A. Lange & Sohne dành từ ba đến năm năm để thiết kế một chiếc đồng hồ mới hoặc tầm cỡ .)
Công nghệ điện từ Accutron ra mắt năm 1960 – được mệnh danh là công nghệ làm thay đổi ngành sản xuất đồng hồ qua 300 năm lịch sử (trong hình là đồng hồ Bulova Accutron II 96A155)
Công nghệ kĩ thuật hiện đại phát triển rất nhanh, các nhà sản xuất liên tục thử thách bản thân, nghiên cứu, sáng tạo ra rất nhiều công trình đổi mới trong nhiều năm trời để tạo nhũng mẫu đồng hồ tân tiến nhất để phá vỡ các giói hạn lịch sử, tạo nên những mẫu đồng hồ mỏng hơn, bền bỉ, cứng chắc hơn, chính xác hơn những bậc tiền bối và cũng như so với đối thủ.
Một số công nghệ - kĩ thuật sẽ mang tính bản quyền thương hiệu (như kĩ thuật đồng trục Co-Axial của máy cơ đồng hồ Omega) sẽ làm tăng thêm giá trị của đồng hồ. Với tất cả những gì đã nói, việc nghiên cứu chế tạo, kiểm nghiệm và hoàn thiện một chiếc đồng hồ, hoặc bộ chuyển động máy cơ mới, sẽ mất một thời gian rất dài và, như câu ngạn ngữ, thời gian là vàng bạc, cuối cùng được phản ánh trong trị giá cuối cùng của đồng hồ.
Phí kiểm nghiệm chất lượng
COSC, Geneva Seal, Fleurier Quality Foundation, tiêu chuẩn ISO ... là những chứng nhận và con dấu mà bên thứ ba có thẩm quyền quản lý xác nhận để chứng minh cam kết của họ về chất lượng đồng hồ từ các nhà sản xuất.
Chữ chứng nhận chuẩn Master Chronometer trên đồng hồ Omega Globemaster 130.30.39.21.03.001
Các chứng nhận này đề cập đến nhiều khía cạnh về chất lượng, liên quan đến các tiêu chí kiểm nghiệm khắc khe khác nhau như độ chính xác, độ bền, thẩm mỹ và được xem như một dấu hiệu nhận biết về chất lượng vượt trội của đồng hồ. Những chứng nhận và con dấu này sẽ mang lại uy tín chất lượng cao cho thương hiệu cũng như các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn này sẽ được in chữ hay con dấu lên sản phẩm, mang lại giá trị cao cho sản phẩm .
Đọc thêm:
Nhân lực tay nghề cao và thời gian đào tạo
Để một đội ngũ thợ lành nghề nhất làm nên một chiếc đồng hồ hàng hiệu tinh xảo, đẹp đẽ và có chất lượng cao phải mất ít nhất là một năm. Qui trình chế tác đồng hồ phải trải qua rất nhiều công đoạn như thiết kế bản thảo, nghiên cứu cấu trúc, sản xuất vật liệu, đánh bóng, trau chuốt hàng trăm bộ phận bằng tay dưới kính hiển vi một cách tinh vi. Những người làm công việc này có trình độ tay nghề khác nhau, nhưng đều phải được đào tạo bài bản và cấp chứng chỉ danh tiếng sau nhiều năm học và thực hành liên tục.
Bậc thầy chế tác đồng hồ Peter Speake-Marin đang hoàn thiện "tác phẩm" của mình
Thực sự việc chế tạo đồng hồ hàng hiệu, và cụ thể là việc chế tác các bộ máy cơ tự đông bằng thủ công, là một quá trình phức tạp đòi hỏi kỹ năng cao bởi các tiêu chuẩn rất khắt khe của nhũng thương hiệu lớn, và hơn nữa, một số bộ máy sẽ vượt quá trình độ kỹ năng của hầu hết các thợ đồng hồ - ví dụ như chiếc Grand Chime phức tạp của Patek Philippe, với hơn một nghìn bộ phận.
Khi nói đến những chiếc đồng hồ cực kỳ phức tạp này, chỉ có một số ít người thợ tài ba nhất trên thế giới mới có đủ kỹ năng cần thiết để thực hiện những bộ máy này, và do đó, chi phí sản xuất sẽ rất cao, và đây là sẽ thứ mà người tiêu dùng phải trả.
Đặc biệt ở Châu Âu, trở thành thợ đồng hồ của một thương hiệu nổi tiếng là một quá trình khổ luyện rất dài, do đó những người thợ giỏi nhất, có kinh nghiệm và tay nghề cao nhất của các hãng đều được đào tạo liên tục và trả lương rất cao, và thời gian để chế tác đồng hồ của họ đều rất có giá trị. Dĩ nhiên đồng hồ được chế tác, lắp ráp bằng máy móc sẽ nhanh hơn và có giá rẻ hơn, nhưng giá trị của một chiếc đồng hồ sẽ được tăng cao khi được trau chuốt, chế tác một cách sáng tạo bởi các nghệ nhân tài hoa nhất của các hãng đồng hồ danh tiếng.
Phí nguyên vật liệu đắt tiền
Những chiếc đồng hồ hàng hiệu xa xỉ thường được làm bằng các chất, vật liệu cao cấp nhất, gần như hoàn toàn tinh khiết và không chứa các tạp chất rẻ tiền pha lẫn, như kim cương, đá quí, vàng, bạch kim – platinum, xà cừ,…
Vât liệu vàng đúc nguyên khối từ vỏ ngoài đến bộ máy của đồng hồ Speake-Marin
Nhiều thương hiệu có thể tự làm một số vật liệu đắt tiền này, nhưng phần lớn phải nhập từ bên thứ ba (cũng là hàng hiệu uy tín chuyên tạo tác vật liệu xa xỉ), dẫn đến đẩy giá sản phẩm lên thêm.
Bộ máy đồng hồ phức tạp và thời gian chế tác
Thực sự bộ phận giúp bạn làm phân biệt đẳng cấp tay nghề nhà sản xuất chính là ở bộ máy, đặc biệt là bộ máy cơ. Những nơi làm hàng giả, hàng nhái có thể sản xuất copy bộ vỏ với độ tinh xảo gần giống như chính hãng, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó nhận ra, nhưng khi xem xét ở phần máy cơ, sẽ dễ dàng nhận ra sự chuyển động thô lệch, lạc nhịp giữa máy cơ copy so với máy cơ chính hãng.
Như bạn đã biết những người thợ chế tác bộ máy đồng hồ hàng hiệu là những người đa được thử lửa qua nhiều năm để có trình độ và kinh nghiệm cao nhất, nên giá trị bô máy của hãng cũng khá cao. Ở những bộ máy cơ có chức năng, cơ chế phức tạp hơn như tourbillion, lịch vạn viên, chronograph,.. thì cần những thợ kĩ thuật rất giỏi, mà những người này thì rất ít.
Hệ thống Tourbillion kép ở đồng hồ Speake-Marin
Ngoài ra thời gian hoàn tác của những mẫu đồng hồ hàng hiệu rất lâu, có thể lên đến cả năm do nhu cầu cao nhưng khả năng sản xuất của thương hiệu có hạn. Vd: có những mẫu đồng hồ Patek Philippe bạn phải đặt trước và đợi đến 8 năm để hoàn tác, kiểm nghiệm kĩ lưỡng để bạn có thể sở hữu.
Mẫu mã càng hiếm càng đắt
Từ lâu, đồng hồ đeo tay không những được xem là một công cụ xem giờ mà còn là một vật trang sức giá trị cao như vàng bạc, kim cương, để khoa trương đẳng cấp. Đồng hồ cũng như xe hơi: một khi bạn lái nó ra khỏi bãi, giá trị của nó sẽ ngay lập tức giảm bớt. Tuy nhiên, vẫn có vài chiếc đồng hồ và vài thương hiệu vẫn giữ được giá trị của nó, hoặc thậm chí còn gia tăng giá trị ngay cả sau khi đã được bán ra.
Khi một chiếc đồng hồ được sản xuất hàng loạt, phí thiết kế và sản xuất sẽ được chia đều vào trong giá trị từng chiếc đồng hồ, như thế giá thành gia tăng của từng chiếc sẽ chỉ còn vài đồng. Tuy nhiên, khi một dòng chỉ sản xuất từ khoảng một nghìn chiếc đổ xuống, thì phí sản xuất sẽ không chia nhỏ như thế được. Điều này có nghĩa giá trị của những phiên bản giới hạn, đặc biệt là những phiên bản “hot” được săn đón rộng rãi trên thị trường toàn cầu, sẽ luôn đắt hơn những chiếc sản xuất hàng loạt.
Xem thêm:
CITIZEN KỈ NIỆM 50 NĂM PHÁT TRIỂN DÒNG ĐỒNG HỒ TITANIUM
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU BẠN ĐÃ LÂU KHÔNG CHÙI DẦU ĐỒNG HỒ
CÁCH KHỬ MÙI HÔI DÂY DA ĐỒNG HỒ NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ
CẢM NHẬN, REVIEW VỀ ĐỒNG HỒ BULOVA COMPUTRON
TOP THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ CHO GIỚI TRẺ 2020
TOP 6 BÍ QUYẾT LÀM TĂNG TUỔI THỌ ĐỒNG HỒ MỌI NGƯỜI NÊN BIẾT
CẢM NHẬN, REVIEW ĐỒNG HỒ citizen KUROSHIO ’64 - SỰ TRỞ LẠI CỦA MỘT HUYỀN THOẠI
ĐỒNG HỒ MÁY ĐÚC LÀ GÌ - CÓ SỬA ĐƯỢC KHÔNG
CẢM NHẬN, REVIEW ĐỒNG HỒ BULOVA SURFBOARD