Khởi kiện ra tòa khi bị hàng xóm lấn chiếm đất đai là hành động mà người dân có thể thực hiện để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Trong trường hợp này, một người đến tòa án để đòi lại mảnh đất mà hàng xóm đã chiếm đó là việc đúng đắn và hợp pháp. Quyết định kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai có thể làm giảm xung đột và đảm bảo công bằng trong việc sở hữu đất đai.
Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Đất tôi ở khu phố 8, thị trấn Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Mới đây nhà hàng xóm đã xây nhà lấn sang đất tôi 90m2. Tôi có yêu cầu trả lại phần đất như ban đầu nhưng họ không đồng ý và tỏ thái độ thách thức.
duchanhhi@...
Tôi đã khiếu nại lên UBND Chơn Thành để giải quyết nhưng gần 2 tháng sau mới mời hai gia đình lên giải quyết. Lúc đó, yêu cầu tôi bán lại cho người hàng xóm phần đất lấn chiếm với giá rẻ so với thị trường nhưng tôi không đồng ý.
Luật sư tư vấn giúp tôi phải làm gì để đảm bảo được lợi ích của mình. Tôi gửi đơn kiện ra tòa thì chi phí và thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn luật sư
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Việc nhà hàng xóm xây và lấn sang nhà bạn 90m2 là hành vi lấn chiếm đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013. Về vấn đề này, tại nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP cụ thể tại khoản 02 Điều 03 như sau: “2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.”
Do đó để khởi kiện ra tòa được bạn phải thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sơ đó là UBND xã. Theo thông tin ban cung cấp, chính quyền xã đã mời bên lên để giải quyết, có câu hỏi như sau: Bạn đã có biên bản ghi nhận hòa giải không thành của UBND xã. Để khởi kiện ra tòa, bạn bắt buộc phải có biên bản ghi nhận hòa giải không thành.
Hồ sơ cần nộp: CMND của bạn (bản sao); giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn (bản sao ); biên bản ghi nhận nội dung hòa giải không thành (bản sao); sổ hộ khẩu (bản sao), giấy tờ liên quan đến nhân thân và quyền sử dụng đất của nhà hàng xóm.
Về mức án phí theo khoản 02 điều 27 nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 quy định: “2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.