Biệt phủ là một loại kiến trúc cao cấp thường có diện tích lớn, thường được sử dụng làm nơi sinh sống hoặc nghỉ dưỡng của gia đình giàu có. Ở Việt Nam, một số biệt phủ nổi tiếng bao gồm Biệt thự Bảo Đại ở Đà Lạt, Biệt thự Cổ Tự ở phố cổ Hội An và Biệt thự Lâm Phúc ở Huế. Những công trình này sở hữu kiến trúc độc đáo và gợi lên nét đẹp truyền thống của nền văn hóa Việt Nam.
Tại Việt Nam, có không ít các đại gia thể hiện sự giàu có bằng các công trình biệt phủ đồ sộ, nguy nga, hoành tráng, sang trọng khiến nhiều người trầm trồ, choáng ngợp.
Biệt phủ là gì?
Hiểu một cách đơn giản, biệt phủ là nơi ở của những người có điều kiện kinh tế cao, gia đình có quyền thế hoặc quan chức. Biệt phủ thường có thiết kế hoành tráng, công phu, được xây dựng trên một khu đất rộng lớn, thể hiện lối sống xa hoa, quý tộc của chủ nhân ngôi nhà.
Đặc điểm của biệt phủ
- Một công tình biệt phủ là kiến trúc tổ hợp bao gồm nhiều công trình phụ trợ, có thể có nhiều không gian, diện tích xây dựng lớn, bao quanh là cảnh quan thiên nhiên đẹp với các công trình hòn non bộ, hồ cá, công viên cây xanh, cây cảnh
- Đa số các thiết kế trong biệt phủ đều hướng tới thiên nhiên. Nhằm mang tới cho gia chủ một không gian sống thư thái, trong lành. Các vật liệu xây dựng, trang trí truyền thống như gỗ, gạch, đá, ngói,... vừa gần gũi lại vừa trang nghiêm, bề thế.
- Thiết kế nội thất lẫn ngoại thất đều vô cùng cầu kỳ, tỉ mỉ. Nhờ vậy mà các công trình biệt phủ luôn giữ một vẻ bề thế, hoành tráng và công phu hiếm căn nhà nào có thể so sánh được.
Hiện nay, các mẫu thiết kế biệt phủ thường pha trộn thêm những nét hiện đại để tăng công năng, phục vụ cuộc sống, sinh hoạt trở nên tiện lợi hơn.
Các biệt phủ nổi tiếng tại Việt Nam
Biệt phủ của đại gia Nguyễn Thành Bút tại Bắc Ninh
Biệt phủ trăm tỷ tại Bắc Ninh này thuộc quyền sở hữu của đại gia Nguyễn Thành Bút. Công trình được xây dựng trên diện tích rộng tới 2ha.
Ngay đầu biệt phủ, giáp mặt đường liên xã là ngôi nhà sàn cực lớn với 24 cột gỗ lim, đế đá. Toàn bộ nhà sàn phía trước được làm bằng gỗ quý, ước tính trị giá tới hàng chục tỷ đồng. Theo nhiều người dân trong làng, để xây xong biệt phủ này, thợ mộc nổi tiếng khắp tỉnh phải tập trung làm gần 5 năm mới xong.
Cạnh ngôi nhà sàn, ngay đầu con đường riêng dẫn vào trung tâm biệt phủ lại là một ngôi nhà sàn nữa. Ngôi nhà này sử dụng cả sàn dưới lẫn sàn trên, như ngôi nhà gỗ hai tầng. Tầng trên để ở, còn tầng dưới kinh doanh đủ thứ bánh kẹo, thuốc nước... .
Biệt phủ Thành Chương, Sóc Sơn
Tọa lạc tại xã Hiền Ninh – Sóc Sơn, công trình này có tổng diện tích khoảng 10.000m2. Đây là tài sản của họa sĩ Thành Chương . Ý tưởng ban đầu của công trình là tạo dựng không gian văn hóa, nghệ thuật, tâm linh thuần Việt dành riêng cho cá nhân và gia đình, thế nhưng, sự hấp dẫn của một mô hình bảo tàng ngoài trời đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến đây mỗi năm.
Căn biệt phủ này được xây dựng theo phong cách cổ điển và mang đậm văn hóa Việt Nam. Nó mang theo đúng tâm ý của người xây dựng khi mang lại một không gian đầy tính văn hóa, nghệ thuật tâm linh thuần Việt.
Đi vào bên trong, mọi người có thể trải nghiệm một không gian đậm chất Việt Nam cổ xưa. Từ nhà sàn, vách đất, tường vân, nhà tranh, cây đa, hồ sen, giếng nước, sân đình đều hiện lên rõ nét.
Được biết, công trình này được xây dựng trong 5 năm, từ năm 2003 đến năm 2007 thì hoàn thành.
Biệt phủ Thành Thắng 3.000 tỷ đồng ở Ninh Bình
Chủ nhân của tòa lâu đài này là đại gia Đỗ Văn Tiến (55 tuổi), là một doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Tên của biệt phủ được đặt theo tên của hai người con của gia chủ. Tòa nhà được xây dựng vào năm 2016 với 6 tầng lầu với diện tích mặt sàn xây dựng khoảng 2.000m2 trong khuôn viên công trình rộng hơn 10.000m2 nằm trên quốc lộ 1A, huyện Gia Viễn.
Công trình được lấy ý tưởng từ Nhà thờ Thánh Peter và những công trình ở Vatican (Italy) kết hợp với một số chi tiết thuần Việt và sở thích của gia chủ. Mái vòm với nhiều chi tiết phức tạp là điểm nhấn nổi bật khi nhìn vào ngôi nhà.
Hệ thống cửa và một số chi tiết trong nhà như trần, cột, kèo, gian thờ... được làm hoàn toàn bằng gỗ gõ đỏ có tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng. Đây là loại gỗ quý hiếm, thể hiện sự quyền lực trong trang trí nội thất. Khuôn viên vườn rộng lớn với trên 20 cây cổ thụ giá trị cao như tùng La Hán, thông, lộc vừng,...
Biệt phủ 6 con gà vàng ở Hà Nội
Chủ nhân tòa lâu đài này là đại gia Nguyễn Quốc Thanh, sinh năm 1957, kinh doanh phế liệu.
Tòa lâu đài được triển khai xây dựng từ năm 2012, nằm bên bờ sông Tô Lịch gần đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy) có diện tích khoảng 400m2, xây cao 5 tầng, được thiết kế như những lâu đài cổ ở nước ngoài. Khác với các công trình biệt phủ khác là nằm tại các khu vực tỉnh thành với diện tích lớn thì công trình này nằm giữa lòng Thủ đô. Các mặt tường của tòa nhà đều được trang trí họa tiết hết sức công phu. Điểm nhấn của công trình là 6 con gà vàng cỡ lớn đặt lên trên nóc.
Nội thất xa hoa, sang trọng được trong căn biệt phủ bề thế, lộng lẫy hệt như một tòa lâu đài trong truyện cổ tích. Được biết, tổng chi phí để hoàn thiện công trình lên đến 300 tỷ đồng.
Biệt phủ màu trắng của nữ triệu phú Phú Thọ
Tòa lâu đài với giá trị vào khoảng 200 tỷ của nữ đại gia Phú Thọ khiến không ít người phải xuýt xoa ngưỡng mộ. Hình một chú đại bàng tung cánh bay gây ấn tượng mạnh mẽ được đặt trước tòa nhà là điểm nhấn đặc biệt. Với màu trắng tinh khôi và thiết kế phong cách kiêu sa của Pháp thu hút mọi ánh nhìn.
Biệt phủ của đại gia Trầm Bê ở Trà Vinh
Tọa lạc tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, công trình này nằm trên khu đất rộng hơn 30ha, trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh, đặc biệt có hơn 1.000 cây tùng các loại được nhập từ Nhật Bản về, với nhiều cây có giá đến gần triệu đô.