Dự án đường đô thị là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế, nhưng cũng gây tác động lớn tới môi trường. Qua đánh giá, ta nhận thấy dự án này gây biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và nước, tác động tiêu cực đến sinh vật và đa dạng sinh học. Việc xem xét kỹ lưỡng dự án, áp dụng biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và xây dựng hệ thống giao thông thông minh là cần thiết để bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển đô thị.
Ông Đỗ Nam Trung (Hà Nội) có câu hỏi liên quan đến dự án đường đô thị đánh giá tác động môi trường, gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường nhờ hướng dẫn giải đáp.
Ảnh minh họa.
Nội dung câu hỏi như sau: Theo phản ánh của ông Đỗ Nam Trung, căn cứ Mục 20 Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, các dự án xây dựng đường ô tô cần tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: Tất cả đối với đường ô tô cao tốc; đường ô tô cấp kỹ thuật I, II có chiều dài từ 10 km trở lên; đường ô tô cấp kỹ thuật III, IV có chiều dài từ 30 km trở lên.
Căn cứ Bảng 1.4 Phụ lục 1 Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng thì các công trình giao thông đường bộ được chia thành các loại công trình: Đường ô tô cao tốc; đường ô tô; đường trong đô thị; nút giao thông; đường nông thôn.
Tiêu chuẩn 4054-2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế (là tiêu chuẩn thiết kế dành cho đường ô tô ngoài đô thị) có quy định các cấp kỹ thuật của đường ô tô bao gồm đường từ cấp I đến cấp VI.
Đối với đường trong đô thị được quy định tại QCVN07-4:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, theo đó đường đô thị được chia thành các cấp đường: Đường cao tốc đô thị; đường trục chính đô thị; đường chính đô thị; đường liên khu vực; đường chính khu vực; đường nhóm nhà ở; đường xe đạp; đường đi bộ (không có quy định cấp I-VI như đường ô tô).
Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị, “Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, công trình cấp xăng dầu và khí đốt, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, công trình giao thông đô thị”.
Ngoài ra, theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 1/2/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đó có QCVN 07-4:2016/BXD - Công trình giao thông.
Ông Trung hỏi, đối với các tuyến đường giao thông trong đô thị thiết kế theo QCVN 07:2016/BXD, việc có hay không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án sẽ được căn cứ vào Mục 3 Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP hay Mục 20 Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Với dự án đầu tư xây dựng đường ô tô (kể cả đường ô tô trong đô thị), áp dụng quy định tại số thứ tự 20 Phụ lục II Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường để xác định đối tượng đánh giá tác động môi trường.
Với dự án có hạng mục với quy mô tương đương hoặc tính chất tương tự, áp dụng quy định tại số thứ tự 107 cùng Phụ lục trên.