Ánh sáng nhân tạo nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm tôn
vẻ đẹp của ngôi nhà và tạo sự thích thú cho người cư ngụ, đồng thời
tiết kiệm điện. Chúng ta có thể tự tính toán để thiết kế ánh sáng cho
căn phòng bằng một phương pháp nhanh gọn, dễ hiểu.
Thị trường có hai loại thông dụng là đèn tim và huỳnh
quang. Đèn tim (có loại thường và halogen) cho ánh sáng ấm, màu sắc của
vật đúng như thật, nhưng toả nhiệt nhiều và tuổi thọ thấp. Đèn huỳnh
quang bên trong chứa hơi thuỷ ngân và bột phospho. Có ba loại thông
dụng: loại ống dài từ 30 cm đến 1,2 m (tuýp); loại uốn tròn, đường kính
trung bình 30 cm; loại tiết kiệm điện dài khoảng 10 cm. Đèn huỳnh quang
cho ánh sáng mát, ít toả nhiệt, không tạo hơi nóng, tuổi thọ cao, giá cả
chấp nhận được.
Độ sáng cần thiết cho các phòng: phòng khách: 400 lux;
phòng ngủ: 100 lux; bếp: 600 lux; phòng học: 700 lux; sân: 100 lux;
phòng tắm: 400 lux.
Độ toả sáng: Đèn huỳnh quang ngắn: 600 lum/watt; đèn
huỳnh quang dài: 80 lum/watt; đèn tim: 20 lum/watt; đèn halogen: 25
lum/watt (Đơn vị quy đổi:1 lux=1 lumen/m2).
Ví dụ: Với một phòng khách 4x4 m thì diện tích phòng
là 16 m2; độ sáng là: 16 x 400 = 6.400 lux. Như vậy, số bóng đèn neon 40
W là 2 bóng (6.400/3.200), số bóng đèn tim 40 W là 8 bóng (6.400/800).
Một số điều chú ý:
- Để phòng sáng như ban ngày, ánh sáng phải phân bố đều, mạnh, đặc biệt là chiếu mạnh ánh sáng lên đều các vách tường.
- Để làm căn phòng nhìn rộng hơn, cần tập trung ánh sáng chiếu đều lên các vách.
- Để có cảm giác thư giãn, chiếu sáng không đều trong phòng, có nơi mạnh, nơi yếu.
- Để sử dụng riêng tư, thân mật, chiếu sáng không đều, nơi người sử dụng thì ánh sáng yếu. Càng ra xa, ánh sáng càng mạnh.
- Để tạo cảm giác dễ chịu: chiếu sáng không đều, tập trung lên các vách.
Cafeland.vn - (Theo TG KT)