Những thế kỷ trước, nơi nghỉ ngơi, tận hưởng của giới vua chúa, quý tộc châu Âu là những căn biệt thự ngự trên đỉnh đồi hoặc sườn núi, nhìn ra
hồ nước trong xanh. Châu Âu được coi như là cái nôi của nghỉ dưỡng trên núi và xu hướng này vẫn giữ nguyên sức hút đến ngày nay.
Bước sang thế kỷ 21, nhiều thị trấn nghỉ dưỡng cổ ven núi trở thành điểm du lịch hút khách như thành phố Zurich (Thuỵ Sĩ), thị trấn Chamonix
(Pháp) hay "hòn ngọc nước Áo" Hallstatt. Trong khi đó, những thung lũng, ngôi làng nghỉ dưỡng nằm men theo hai dãy núi Pyrenees (nằm giữa Pháp và
Tây Ban Nha) và dãy Alps hùng vĩ vẫn giữ được gần như trọn vẹn nét thanh bình và cảnh sắc thiên nhiên nguyên sơ.
Nổi bật phải kể đến thung lũng Abondance (Pháp) thuộc dãy núi Alps và nằm cạnh hồ Geneva - một trong những hồ lớn nhất ở Tây Âu. Nơi đây nổi
tiếng không chỉ bởi phong cảnh đẹp như tranh vẽ mà còn thu hút du khách với hàng loạt hoạt động thể thao - giải trí suốt bốn mùa như đi bộ đường
dài, đạp xe, cưỡi ngựa, leo núi, bay dù lượn, trượt tuyết, golf, bắn cung, bơi lội, chèo thuyền, trượt thác, câu cá...
Ngày nay, việc sở hữu biệt thự trên đồi núi như một second home hoặc ngôi nhà nghỉ dưỡng được xem là khoản đầu tư cho cuộc sống, đáp ứng chuẩn
sống wellness hay staycation của tầng lớp thượng lưu. Không chỉ đem lại lợi ích sức khỏe, biệt thự đỉnh đồi còn mang giá trị phong thủy cao, đem
lại sự thịnh vượng và phú quý cho chủ nhân.
Mang theo nguồn cảm hứng từ những ngôi làng giữa thung lũng miền Đông nước Pháp, La Saveur De Hòa Bình với quy mô gần 60 ha được kiến tạo trở
thành chốn nghỉ dưỡng giàu trải nghiệm giữa bốn bề núi non của xứ Mường Hòa Bình.
Dự án tọa lạc tại huyện Lương Sơn - cửa ngõ dẫn lối từ Thủ đô đến vùng Tây Bắc, cách Hà Nội chỉ 40 phút di chuyển. Vị trí này được ví như ranh
giới giao thoa giữa núi rừng nguyên sơ và phồn hoa đô hội, nơi cư dân thành thị tìm đến và tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa bên gia đình với
một tâm trí an yên, tự tại - đúng như triết lý sống San Soucis (không lo âu) của người Pháp.
Trên nền thiên nhiên đa tầng xanh, các căn biệt thự La Saveur De Hòa Bình trải dài từ những ngọn đồi thoai thoải xuống tận thung lũng hồ Đồng
Chanh rộng lớn. Hoà sắc với tự nhiên là những thiết kế mang đậm phong cách Pháp như ô cửa sổ vòm rực rỡ sắc hoa, những khung cửa kính tràn đón
trọn ánh nắng.., xen lẫn những căn biệt thự mang phong cách hiện đại.
Trên những ô đất rộng 385 - 400m2, 440 căn biệt thự độc bản được xây cao 2 tầng, diện tích sàn xây dựng dao động 136 - 174m2 theo phong cách
tân cổ điển hoặc hiện đại, phần diện tích còn lại dành cho sân vườn và bể bơi, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các chủ nhân thượng lưu.
Phong vị Pháp tại La Saveur De Hòa Bình còn thể hiện trong bộ sưu tập 100 tiện ích, được thực hiện bởi đơn vị thiết kế cảnh quan Eden
Landscape. Nơi đây có vườn thượng uyển, vườn hoa hồng, hầm rượu nho hay quảng trường Versailles rực rỡ...
Toà lâu đài cao 8 tầng ở trung tâm dự án tích hợp đầy đủ dịch vụ chăm sóc toàn diện như gym, spa, nhà hàng... Cùng với đó là những hoạt động
vận động, giải trí như người Pháp: khu tập cưỡi ngựa, mê cung, sân tập golf, các trò chơi dưới nước tại hồ Đồng Chanh...
Hoàn thiện bản đồ tiện ích cho mọi lứa tuổi và nhóm khách tại La Saveur De Hòa Bình là các trải nghiệm: tổ chức hoạt động tập thể tại sân team
building, khu biểu diễn nhạc nước, sân khấu sự kiện; vận động thể chất tại sân trượt cỏ, khu vận động liên hoàn... Du khách có thể trải nghiệm hồ
ngắm cảnh, khu Bungalow, bể bơi thuỷ sinh, bến du thuyền; trải nghiệm làm nông tại vườn rau hữu cơ; sum họp bên người thân bạn bè tại khu nướng
BBQ, khu cắm trại, khu nhà hàng 1.000m2, Pool Bar...
Theo chủ đầu tư, sức hút của La Saveur De Hòa Bình còn đến từ những ưu điểm như pháp lý minh bạch, có sổ đỏ lâu dài. Đồng thời, năng lực chủ
đầu tư được bảo chứng qua việc đã đưa vào vận hành giai đoạn một của dự án với tỷ lệ lấp đầy cao.
Thời điểm này, bất động sản nghỉ dưỡng núi đồi sở hữu dư địa phát triển dồi dào do còn hạn chế về số lượng sản phẩm và chưa được khai thác
xứng tầm với tiềm năng. Hoà Bình là một cái tên tiêu biểu.
Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hữu tình của đồi núi nguyên sơ vùng Tây Bắc, khí hậu mát mẻ quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều đồng bào các dân tộc
Mường, Thái, Tày, Dao, Mông..., hình thành nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc.
Sở hữu lợi thế gần Thủ đô Hà Nội - thị trường hơn 8 triệu dân với nhu cầu nghỉ dưỡng lớn, Hoà Bình trở thành điểm đến hút khách, đặc biệt là
những kỳ nghỉ cuối tuần. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, tỉnh đón trên 1,8 triệu lượt khách, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đón 4,9 triệu lượt.
Đặc biệt, Hòa Bình sở hữu nhiều vốn tự có để đón đầu những xu hướng du lịch bền vững đang lan rộng trên toàn cầu gồm du lịch gần (Staycation),
du lịch sinh thái (Eco tourism), du lịch sức khỏe (Wellness tourism), du lịch trải nghiệm thực tế (Authentic tourism).
Đánh giá du lịch Hoà Bình vẫn còn nhiều dư địa và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, tỉnh xác định phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, nỗ lực tạo ra các sản phẩm mới, khai thác thế mạnh đặc trưng của vùng như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần, du
lịch cộng đồng, du lịch gắn với làng nghề và sản phẩm...
Để hiện thực hoá mục tiêu chiến lược này, tỉnh Hoà Bình lên kế hoạch hoàn thiện, nâng cấp mạng lưới giao thông liên vùng, đẩy nhanh tiến độ dự
án mở rộng mặt đường quốc lộ 6 Hoà Lạc - Hoà Bình lên 80 - 110m, quy mô 6 làn xe với tổng vốn đầu tư khoảng 8.100 tỷ đồng.
Đồng thời, dự án xây dựng đoạn đường 7km nối đại lộ Thăng Long và quốc lộ 21 đến cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình với quy mô 6 làn xe, rộng 120m
cũng vừa được Bộ Giao thông và Vận tải phê duyệt triển khai. Cùng với đó là các dự án trọng điểm khác đang được cấp tập hoàn thiện là cao tốc Hoà
Bình - Mộc Châu, đường vành đai 5 vùng thủ đô đi qua huyện Lương Sơn, dự án xây dựng và nâng cấp hạ tầng du lịch tỉnh Hoà Bình...
Sức bật của du lịch và hạ tầng không ngừng gia tăng sức hút cho các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại Hoà Bình, trong đó nổi bật là La
Saveur De Hòa Bình. Không chỉ là ngôi nhà nghỉ dưỡng, La Saveur De Hòa Bình còn được đánh giá là kênh đầu tư giàu tiềm năng.
Nội dung: Tâm Anh - Thiết kế: Hằng Trịnh